Tết Nguyên Đán của các nước châu Á khác

26/06/2018

Tết Nguyên Đán của Việt Nam hiện nay là dịp đón năm mới rất đặc trưng độc đáo của người Á Châu. Vì có nhiều tương đồng văn hóa khu vực mà nhiều nước châu Á khác cũng vẫn còn sử dụng âm lịch và đón Tết Nguyên Đán như Việt Nam. Cùng quatet.info.vn khám phá nét văn hóa đón Tết đặc trưng của một số quốc gia khác nhé.

1.Trung Quốc - Đài Loan 

Tết Nguyên Đán của Trung Quốc được gọi là Lễ hội mùa xuân, là lễ hội quan trọng nhất trong năm để mừng sự chuyển giao của năm cũ và năm mới theo Âm lịch. Tết của người Trung Quốc thường kéo dài từ chiều giao thừa đến ngày rằm tháng Giêng.

undefined

Ngày Tết của người Trung Quốc mang nhiều ý nghĩa trọng đại với người dân nước này. Theo truyền thống, đây  là thời gian để kính nhớ tổ tiên. Tết Nguyên Đán của Trung Quốc không thể phủ nhận  là khởi nguyên Tết âm lịch ở các nước châu Á khác và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong tục của các nước khác như Hongkong, Macau, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Phillipines.

Tại Trung Quốc, phong tục đón Tết của từng vùng lại khác biệt rất đa dạng. Thông thường, đêm giao thừa trước ngày năm mới, gia đình sẽ tụ họp cùng nhau ăn bữa cơm tất niên. Các gia đình cũng dọn dẹp nhà cửa với hy vọng xua đuổi mọi xui rủi của năm cũ. Nhà cửa được trang hoàng bằng giấy đỏ, các hình cắt đẹp mắt với các chữ như tài, phúc lộc thọ với hy vọng mang nhiều may mắn đến cho năm mới. Các phong tục khác như lì xì, đốt pháo cũng góp phần tạo nên nét văn hóa đặc trưng cho ngày lễ này.


Tại Đài Loan (Trung Quốc), mọi người rất coi trọng sự sum họp trong ngày Tết, kể cả khi thành viên trong gia đình không thể có mặt cho bữa ăn cuối năm thì một chỗ trống vẫn được chừa ra cho thành viên đó. Giống người Trung Quốc đại lục, người dân Đài Loan cũng rất thích dán các cuộn giấy màu đỏ trước cửa nhà mình. Màu đỏ được xem là màu may mắn phát đạt nên chúng xuất hiên khắp nơi vào dịp Tết Nguyên Đán.

2. Hong Kong

HongKong có quan hệ địa lý và nguồn gốc rất gần với Trung Quốc, do đó Tết Nguyên đán cũng có nhiều điểm tương đồng. Có 3 lễ hội đặc trưng là hội chợ hoa, bắn pháo hoa và đua ngựa.

Hội chợ hoa thường diễn ra trước tết để người dân có thể đi mua sắm hoa trang hoàng nhà cửa chuẩn bị cho năm mới, đồng thời cũng tạo ra một địa điểm vui chơi thú vị cho mọi người. Nhiều loại hoa được bày bán nhưng những loai truyền thống vẫn được ưa chuộng nhất là hoa cúc, hoa mẫu đơn, hoa đào, cây quất,..

Sẽ rất may mắn cho du khách nếu họ đến thăm HongKong vào dịp tết Nguyên Đán. Mọi người cùng nhau cuốn vào dòng người cùng nhau cầu nguyện cho năm mới may mắn, đi thăm các chợ ẩm thực và quà Tết và những con phố đầy lồng đèn đỏ.  Hongkong là một thành phố trẻ và hiện đại nên cách đón năm mới cũng có nhiều cách tân cho phù hợp với lối sống của người dân nơi đây. Những hoạt động đặc sắc khác bao gồm diễu hành và biểu diễn nghệ thuật đường phố, lễ hội pháo hoa nhiều màu sắc, đua ngựa, thả đèn,…

3. Mông Cổ 

undefined

Tết âm lịch tại Mông Cổ được gọi là Tsagaan Sar hay còn gọi là Năm mới bắc cực là  ngày đầu tiên của năm mới theo lịch của người Mông Cổ. Ngày tết này được người Mông cổ tổ chức cùng với người Bắc cực. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Mông Cổ. Trong suốt năm mới, mọi người đốt nến tại đền thờ Phật. Mọi người cũng chào hỏi nhau bằng những câu chúc sức khỏe và an lành.  Người Mông cổ cũng đi thăm hỏi bạn bè, người thân và tặng những giỏ quà Tết là những sản vật có sẵn. Trong dịp năm mới, người Mông cổ cũng măc trang phục truyền thống của họ gọi là Khadag, là một loại trang phục dài, thường có màu xanh bằng lụa. Sau Tết Nguyên Đán, gia đình cùng nhau ăn món đuôi cừu, cơm, ngũ gốc và uồng loại rượu airag truyền thống, tặng quà Tết lẫn nhau.

Trước ngày Tết có một ngày lễ gọi là Trăng tối, khi mà mọi người dọn dẹp nhà cửa và các chỗ tối và chuồng gia súc, kho bãi để chuẩn bị cho năm mới nhiều điều tươi mới. Người Mông cổ cũng đặt 3 viên đá trước cổng nhà với ý nghĩa làm đồ uốn cho ngựa cùa Palden Lhamo. Mọi nợi nần hiềm khích cũng được giải quyết vào ngày này.

 undefined

Tiết mục múa dân gian Mông Cổ 


4. Hàn Quốc

Năm mới tại Hàn Quốc còn gọi là Wondan, Wonil, Sinwon là ngày đầu tiên của năm mới tính theo âm lịch Hàn Quốc. Đây được xem là lễ hội truyền thống lớn nhất. Năm mới kéo dài 3 ngày, bao gồm ngày lễ chính và một ngày trước, một ngày sau.

 undefined

Tết Nguyên Đán của người Hàn Quốc thường là ngày lễ dành cho gia đình.  Đây là dịp để cho những người làm ăn phương xa quay về với gia đình để thăm viếng cha mẹ và họ hàng, và thực hiện nghi lễ kính nhớ tổ tiên gọi là charye. Vào năm 2016, ước tính có khoảng 36 triệu người Hàn Quốc quay về thăm gia đình, cả nội địa và quốc tế. Thường người Hàn Quốc sẽ đi thăm những người già như ông bà cha mẹ và tặng quà Tết cũng như chúc Tết. Ngoài ra, việc đi thăm bồ mẹ chồng/vợ cũng được xem là một phong tục truyền thống trong dịp này.

 undefined

Để chuẩn bị cho dịp Tết, người Hàn thường đi mua sắm rất nhiều. Quà tặng cho các thành viên gia đình thường là quần áo, các loại bánh mứt, rượu, thực phẩm. Ngoài ra, các loại bánh mứt và đồ ăn truyền thống cũng được chuẩn bị để tiếp khách. Tuy nhiên, do chi phí chuẩn bị khá đắt đỏ nên ngày nay, nhiều gia đình chỉ chuẩn bị những mâm cúng đơn giản và các thực phầm cần thiết cơ bản cho lễ hội Seollal

Vào đầu năm mới, người Hàn sẽ cầu nguyện với tổ tiên, đồ ăn được bày trên bàn để mời ông bà đã khuất, và lễ bắt đầu khi mọi người cùng lạy thành kính tổ tiên. Nhiều người mặc những bộ trang phục màu sắc hanbok, ăn những món ăn truyền thống như Tteokguk , buchimgae.

Ngoài ra, nhiều hoạt động vui chơi như trò chơi yunnori vẫn rất được ưa chuộng ngày nay, đặc biệt là trong dịp năm mới. Những em bé trai cũng thả diều Yeon, đá bóng giấy,.

Người Hàn Quốc cũng thường uống trà vào dịp Tết như trà thơm camip ướp lá cây hồng, trà saenggang ướp gừng, trà kyepicha ướp quế, trà insam trộn với sâm, đặc biệt nhất là trà omija chỉ có ở Hàn Quốc, có đủ cả năm vị ngọt, chua, mặn, cay và đắng.

5. Singapore

Không lạ khi Tết Nguyên Đán cũng là một dịp lễ lớn tại Singapore vì số lượng người Hoa và gốc Hoa tại quốc gia này khá lớn.

undefined

Vào khoảng 3 tuần trước năm mới, không khí lễ hội đã tràn ngập khắp đảo quốc với nhiều trang trí màu sắc, những phiên chợ, những nhóm tập múa lân và tiếng cười nói rộng ràng của gặp gỡ, tặng quà tết, rượu bánh kẹo, những quả quýt đặc trưng.

undefined

Màu đỏ là màu chủ đạo của mùa Tết, khi mọi trang trí như giấy dán cửa, lổng đèn,…đều lấy màu này làm màu chủ đạo, mọi người cũng ưa thích mặc đồ áo màu đỏ. Loại cây được ưa chuộng nhất là quất, với nhiều quả nhỏ màu vàng tượng trưng cho sung túc như những thỏi vàng.

Những địa điểm đặc biệt được yêu thích trng dịp lễ này để người dân mua sắm quà tết hay đi thăm thú phải để đến phố Tàu China town. Đây là nơi không khí lễ hội thể hiện rõ ràng nhất, với nhiều cửa hàng bày bán các đồ truyền thống cho dịp Tết, nhiều cửa hàng ăn các món truyền thông và nơi có nhiều các đoàn múa lân, phun lửa trên đường phố.

Ngoài ra, Singapore còn tổ chức lể diễu hành Chingay tại vịnh Marina, như một lễ hội Carnival thực thụ với nhiều vũ công biểu diễn trong các trang phục nhiều màu sắc và các hoạt động nghệ thuật đường phố đặc sắc.

undefinedNgoài ra, không thể không kể đến lễ hội lồng đèn khổng lồ với nhiều mẫu được đầu tư công phu và đặc sắc trong dịp lễ này.


6. Bhutan

 

undefined

Ngày tết ở Bhutan rất đặc biệt và nhộn nhịp 

Tết Losar là từ Tibet cho “Năm mới”. Losar là ngày lễ năm mới đặc biệt quan trong tại Tibet, Bhutan và một số dân tộc thiểu khác tại Nepal và Ấn Độ. Trước ngày lễ Losar, người dân thường tổ chức Nyi Shu Gu vào đêm giao thừa trước ngày năm mới.

Ngày lể Losar được tổ chức trong 15 ngày, và 3 ngày đầu tiên là lễ chính. Vào ngày đầu tiên, một loại rượu gọi là changkoi  được làm ra từ chhaang. Ngày thứ hai gọi là ngày Vua Losar

Ngày Losar diễn ra gần như trùng với lịch âm của Trung Quốc, nhưng những truyền thống trong ngày này lại rất đặc biệt và độc nhất của người Tibet. Vào ngày thứ 29 của tháng cuối cùng trong năm, những nhà sư làm một loại bùa đặc biệt và bắt đầu chuẩn bị cho lễ Losar. Theo truyền thống, người ta sẽ làm một loại mì đặc biệt gọi là guthuk. Loại mì này được làm từ 9 loại nguyên liệu khác nhau bao gồm nhiều loại ngũ cốc và phô mai khô. Ngoài ra, người ta còn là những loại bánh tròn bọc bên trong là ớt, muối, gạo và than. Mỗi người sẽ chọn một chiếc bánh tròn và những gì tìm thấy bên trong được cho là đại diện cho tính cách của người đó. Tìm thấy ớt tức là người đó nói nhiều, trong khi tìm thấy muối hay len là tín hiệu may mắn. Vào ngày cuối cùng của năm cũ, mọi người cũng dọn dẹp nhà cửa, trong khi các chùa chiền sẽ trang hoàng đẹp mắt nhất có thể.

Dalai Lama là vị được tôn kính, do đó trong dịp năm mới, người ta dâng tặng ril bu làm từ lúa mạch để thể hiện lòng thành kính. Những người vũ công nhảy các điệu nhảy cầu may trong dịp lễ này để mong may mắn đến với mọi người.

Vào ngày thứ hai, thời gian được dành cho viêc hội họp của các nhà sư và quốc vương với các vị chức sắc trong và ngoài nước. Đến ngày thứ  ba, mọi người cùng nhau thoải mái tận hưởng không khí lễ hội, ăn uống, vui chơi nhảy múa

Địa chỉ: 59 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0906 309 885
Hỗ trợ trực tuyến

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.