Tết Nguyên Đán của người Việt tại Nga

26/06/2018

Nga là một điểm đến phổ biến của người lao động Việt muốn xuất ngoại tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Ngoài ra, nhiều du học sinh cũng tìm đến Nga để học tập. Tết Nguyên Đán ở đây vì thế mà cũng đa dạng nhiều màu sắc sáng tối, nhưng đều thấm dẫm tình quê hương và nỗi nhớ đoàn tụ da diết

 undefined

Tai Nga, các công ty Việt và các cửa hàng đã làm xong lịch mới mang từ Việt Nam để phát cho nhân viên hoặc bán trong dịp này. Ngoài ra, hoạt động chuyển hàng Nga về Việt Nam và ngược lại mang các thức ăn đồ uống đặc trưng từ Việt Nam sang phục vụ Việt Kiều diễn ra khá sôi động. Các hàng hóa có thể làm quà tết hoặc ăn trong nhà như trứng cá hồi, rượu, xúc xích, hoa quả châu Âu, cho đến thịt cừu tươi, thịt bò, sô cô la và các đồ tẩm bổ khác được mang về Việt Nam và các mặt hàng Tết như bánh kẹo, nếp,đỗ, tôm khô, măng lại được mang đi.

Tại Nga có những chợ như Rưbac, chợ Xodovod, Liublino, Mê kông không thiếu một thức gì, kể cả những mặt hàng hiếm hoi nhất. Khách hàng có thể mua lá dong, nếp cái, đỗ bóc vỏ, tôm tươi, tôm nõn, bóng miến, gia vị... Còn có cả những thứ nhỏ nhặt như hộp tăm tre cật, đôi đũa sơn, bát đàn, lư hương thờ cúng, kim ngân, rượu nếp.

 undefined

Các hội người Việt tại Nga như hội người Hà Nội, hội Insentra  cũng thường rất công phu khi mời các nghệ sĩ nổi tiếng trong nước qua phục vụ bà con Kiều bào, khuấy động không khí ngày xuân và mang đến cảm giác thân thuộc cho mọi người. Mâm cỗ Tết của người Việt cũng khá đầy đủ với đủ các món cần thiết như bánh chưng, giò chả dưa hành thịt kho.

 undefined

Không khí tết thực sự trở nên rộn ràng từ khoảng rằm tháng chạp. Ai cũng lo toan mua sắm các thức cần thiết cho gia đình, quà tết tặng bạn bè, dọn dẹp nhà cửa. Tuy công việc vất vả và lịch nghỉ không trùng với lịch Tây phương nhưng gia đình nào cũng cố gắng thu xếp cho dịp trong năm chỉ có một lần. Nét đặc biệt về mặt văn hoá tâm linh là bất cứ một gia đình người Việt nào tại Nga cũng có bàn thờ cúng gia tiên. Dù mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng ai cũng cố sắm các thức bày mâm cúng Tết đủ món, đủ lễ theo một quy ước bất thành văn là xôi gà, rượu trắng, mâm ngũ quả, hương vàng, bánh chưng, và cành đào đỏ.

 undefined

Vui như Tết sinh viên

 

Mặc dù không được đông đảo như thời Xô Viết, nhưng số lượng sinh viên ở Nga trong mấy năm cũng khá nhiều, nhất là ở các thành phố lớn như Moscow hay Saint Peterburg. Cuộc sống sinh viên điển hình ở đâu cũng vậy, nghèo khó và tiết kiệm là tiêu chí chính nhưng Tết sinh viên là một thế giới trẻ trung, đầy sáng tạo.

 undefined

Điều đáng quý là Tết Nguyên Đán vẫn giữ một vai trò nhất định trong đời sống tinh thần của các bạn dù chịu nhiều  ảnh hưởng của văn hóa phương Tây trên nước bạn. Sinh viên thường tụ tập với nhau và bày các trò nấu nướng cùng nhau. Tuy cuộc sống thường ngày tiết kiệm nhưng đến Tết, dù đắt đỏ ai cũng sẵn sang chi hầu bao để có những món truyền thống không thể thiếu cho hương vị giao thừa và Tết. Cái tết tuy thiếu tình gia đình nhưng lại ấm lòng tình bạn bè đùm bọc nhau ở xứ người. Ngoài ra, hầu như hội họp sinh viên nào cũng chuẩn bị một chương trình văn nghệ tự biên tự diễn để đem lại niềm vui cho nhau và ôn lại những ca khúc tiếng mẹ đẻ đã lâu không hát.

Và Tết của những người thợ

Rất nhiều những người lao động dạng chân tay như thợ xây, thợ may, những người bán hàng đến để lao động tại Nga với mong muốn tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và người thân tại quê hương. Những người công nhân may thường có chung quản lý và sống chung với nhau. Cái Tết của họ thường phụ thuộc vào hoàn cảnh nơi họ sinh sống và làm việc, nhưng chủ yếu là do ông chủ quyết định. Nếu anh em công nhân gặp một ông chủ hào phóng, nhân ái thì họ sẽ có một cái Tết đúng theo nghĩa của nó, được nhận đủ lương, được thưởng tiền, có khi còn được tặng một chút quà nhỏ, được nghỉ một ngày và thể nào cũng có một bữa ăn tất niên và bữa mồng Một tươm tất.

Những người thợ xây thường có thể chủ động hơn trong việc đón Tết của mình. Vì là công việc ngoài trời nên vào mùa đông công việc cũng hạn chế hơn và họ chủ yếu sống trong những khu nhà  đang xây dở. Làm việc cho chủ người nước ngoài gặp người thông cảm sẽ cho nghỉ ngày giao thừa và mùng 1, nhưng cũng không ít người chẳng mấy quan tâm  vì lịch phương Tây chẳng có những ngày nghỉ âm lịch như Tết Nguyên Đán.

Cũng như những hội nhóm khác, những nhóm thợ xây cũng thường chuẩn bị đầy đủ những món Tết không thể thiếu như  nếp, mua bánh chưng, mua các nhu yếu phẩm để làm cho anh em xa nhà một bữa ăn giống Tết. Uống một vài chai rượu Tết, cùng nhau nhớ về gia đình trong đêm giao thừa, ngày tiếp theo lại là một ngày lao động bình thường như mọi ngày khác, những người thợ biết những hy sinh của mình sẽ mang đến thành quả một ngày không xa.

undefined

Địa chỉ: 59 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0906 309 885
Hỗ trợ trực tuyến

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.