Không khí Tết Nguyên Đán Sài Gòn những ngày xưa cũ

26/06/2018

Tại vị trí phố đi bộ Nguyễn Huệ ngày nay tại Sài Gòn là kênh Charner, nơi tàu bè có thể qua lại để buôn bán. Cũng chính vì vậy mà mỗi khi Tết đến, rất nhiều thuyền chở hoa cùng các loại nông sản và quà bánh Tết đến bán tại đây, tạo nên một không khí rất sôi động trên sông nước và cả hai bên bờ. Chợ hoa Nguyễn Huệ cùng chợ chim Huỳnh Thúc Kháng là những điểm tham quan nổi tiếng thời đó.

Cho đến những năm gần đây thì chợ hoa Nguyễn Huệ vẫn là nét văn hóa đặc trưng ngày Tết Nguyên Đán của người Sài Gòn trước khi được chuyển sang địa điểm khác. Tuy nhiên ít ai biết rằng trước đây tại đây cũng là địa điểm tập trung sầm uất của người Sài Gòn trong dịp Tết Nguyên Đán để mua bán hoa cảnh và hàng hóa quà cáp cho ngày Tết.

Không khí nhộn nhịp trong dịp tết Nguyên Đán của hòn ngọc Viễn Đông xưa mang đến cho nhiều người những hoài cổ xa xôi. Cùng quatet.info.vn điểm lại một số hình ảnh đẹp của Tết xưa trước thềm năm mới 2017 đang đến gần.

undefined

Chợ hoa nhộn nhịp sầm uất mỗi khi xuân về.  Các loại hoa đặc trưng của ngày Tết nguyên đán được bày bán đại trà, nhưng yêu thích nhất vẫn là quất, đào, mai.

undefined

Những loại quà bánh, mứt tết và rượu Tết đặc trưng thời xưa. Tuy bao bì đóng gói đơn giản nhưng những vật phẩm này hêt sức quý giá, mỗi năm có lẽ chỉ có một lần do điều kiện kinh tế và sản xuất còn khá khó khăn. Nhựng món hàng này được mua cho gia đình hoặc để làm quà Tết biếu tặng bạn bè, ông bà cha mẹ.

undefined

Đời sống tinh thần ngày Tết cũng được cải thiện nhờ các hình ảnh trang trí đẹp mắt, có thể là hình các tài tử điện ảnh hoặc hình phong cảnh, thú vật và các hình tượng trưng cho may mắn ngày Tết


undefined

Một nét văn hóa đặc sắc mà ngày nay đã bị mai một ít nhiều là tục xin chữ ngày Tết nguyên đán. Hình ảnh những ông Đồ già ăn vận truyền thống chỉn chu mang nghiên mực giấy bút cho chữ là một hình ành đẹp thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt.undefined

Ông bố đang vớt bánh chưng và chuyền cho con trai để ép nước. Bánh chưng muốn không bị ướt và bảo quản được lâu sau Tết cần được ép để bỏ bớt nước trong lúc luộc. Một tấm ván phẳng và vài viên đá nặng đè lên trong khoảng vài tiềng đồng hồ là cách truyền thống thường làm.

undefined

Chợ Tết có lẽ là dịp chợ đông vui nhôn nhịp nhất năm. Ai làm ăn buôn bán dành dụm cả năm chỉ chờ dịp này để chi tiêu cho gia đình được cái Tết ấm no. Các loại bánh mứt, rượu Tết, nguyên liệu các món truyền thống như gạo nệp, đỗ, thịt lớn, nấm mèo, mộc nhĩ. Đồ áo, trái cây cũng là những thứ không thể thiếu cho năm mới.
undefined

Đi lễ chùa cầu khấn là thói quen không thể thiếu trong ngày đầu năm. Lễ chùa thể hiện lòng thành kính của người cầu, trước là mong một năm mới  bình an khỏe mạnh, sau là cầu xin làm ăn lộc phát. Lễ hái lộc năm mới cũng là thói quen của nhiều người, cành lộc càng tươi non càng đem lại nhiều may mắn cho người hái.

undefined

Một hình ảnh thân thương trong nội thất một căn nhà Việt xưa điển hình. Ngày tết, nhà cửa được dọn dẹp tinh tươm, hoa tươi chưng trên kệ tủ cho khong khí thêm vui vẻ. Khách đến nhà trong dịp Tết  không thể thiếu bình nước trà và khay bánh kẹo, là niềm ao ước suốt năm của các em nhỏ.undefined

Để cho tiện chơi những ngày Tết thì hoa mai thường được bán theo cành, giá cả cũng rẻ hơn cả chậu. Nghèo khó hay sung túc, ai cũng cố gắng mang một chút không khí Tết trên những nụ mai về nhà.

undefined

Một bảng hiệu với những món hàng Tết thân thuộc. Những thứ tưởng chừng như tầm thường ngày nay lại là những sản vật quý mà chỉ đến Tết mới có hoặc có nhiều. Những bảng hiệu cũng hòa không khí xuân với những trang trí đậm hơi thở năm mới.

undefined

Một tập tục đáng tiếc đã bị cấm ngày nay là đốt pháo. Những em bé có một thú vui ngày Tết ngoài xin mừng tuổi và ăn đồ ăn ngon là đi xem pháo nổ và nhặt xác pháo. Ai tìm được một quả pháo đẹt chưa cháy thì quả là may mắn và chúng bạn ai cũng chạy theo xin đốt chung. Xác pháo đỏ khắp phố phường ngày xuân còn là một hình ảnh đẹp, màu đỏ là màu được quan niệm đem lại nhiều may mắn cho Năm mới.undefined

undefined

Không chỉ là Ăn Tết mà còn là chơi Tết, nên hoa cảnh cũng đươc tiêu thụ rất mạnh. Áo dài được xem là quốc phục, do đó nhiều thiếu nữ mặc áo dài đi chơ Tết là một hình ảnh đã ăn sâu và ký ức nhiều người. Không khí tất bật của tết như nhẹ nhàng mượt mà hơn khi sắc nắng hòa quyện với sắc hoa bên những thiếu nữ dịu dàng.

undefined
undefined

Trẻ em ngày Tết đến ngoài "quyền lợi" thì còn có một "nghĩa vụ" là học những lời chúc Tết cha mẹ mớm cho để ngày Tết gặp người lớn tuổi hay đi thăm viếng biết lễ chào hỏi. Tục đi thăm nhau ngày Tết là một dịp tuyệt với để thể hiện tình cảm với nhau, thăm hỏi sức khỏe công ăn việc làm một năm vừa qua và cùng nhau hướng về một năm mới nhiều may mắn và thuận lợi hơn.

 

Địa chỉ: 59 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0906 309 885
Hỗ trợ trực tuyến

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.