Chuyện kể rằng phong tục lì xì ngày Tết Nguyên Đán đến từ Trung Quốc. Có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu trẻ con đang ngủ ngon giấc khiến chúng giật mình khóc thét lên, hôm sau trẻ đau đầu sốt cao làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng.
Có 1 cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh dược 1 mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo quanh nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp qua tai họa với yêu quái, bèn hóa thàng 8 đồng tiền ngày đêm túc trực quanh em bé để bảo vệ. Ngay khi chú bé ngủ say Cha em bé lấy 8 đồng tiền lấy giấy đỏ gói 8 đồng tiền đặt lên gối cho con rồi mới đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện chuẩn bị xoa đầu em bé thì từ chiếc gối lóe lên những tia sáng vàng rực làm con yêu quái kinh hoàng bỏ chạy. Việc lấy giấy đỏ gói tiền được kể lại cho bà con hàng xóm. Mọi người vui mừng làm theo tương tự để bảo vệ cho con em mình. Từ đó, phong tục lì xì thành một phong tục không thể thiếu đầu năm cho trẻ em.
Không có tài liệu nói chính xác việc từ bao giờ phong tục này du nhập vào nước ta. Thế nhưng đến nay, phong tục này được xem là một trong những phong tục đặc trưng của dịp Tết, là một lý do để các em nhỏ trông mong để được đi chúc Tết người lớn. Ngày Tết, mọi người đến nhà họ hàng để thăm hỏi chúc tết, tặng quà tết đồng thời cũng không quên mừng tuổi người trẻ hay người cao tuổi. Mừng tuổi đầu năm như 1 lời chúc may mắn sức khỏe và tốt lành. Lì xì là nhửng phong bao màu đỏ bên trong chừa tiền mới gọi là tiền may mắn. Phong bao thể hiện sự kín đáo, không có so bì gậy ra xích mích, không vui trong ngày Tết. Phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc, nhiều người nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì càng tin rằng họ sẽ phát tài trong năm mới. Người Việt Nam theo tục lệ từ xưa, hằng năm cứ vào mùng 1 Tết là con cháu trong nhà lần lượt nói lời chúc Tết, chúc thọ, tặng quà Tết đến ông bà cha mẹ và tặng một số tiền để mừng tuổi cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà cha mẹ lì xì lại một phong bao màu đỏ bên trong đựng một ít tiền gọi là lấy hên và mang lại niềm vui trong những ngày đầu năm mới. Không chỉ những người lớn mừng tuổi cho con cháu mà trước đây theo cổ truyền, con cháu thường mừng tuổi ông bà trước. Tiền lì xì ý nghĩa chính không nằm ở giá trị mà quan trọng ở lời chúc, thành ý, mong con cháu khỏe mạnh hay ăn chóng lớn, vui chơi học hành tấn tới còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít không phải là điều đáng bận tâm.
Ngoài ra, tiền lì xì trong Năm mới cần phải là tiền mới, do đó, nhiều dịch vụ đổi tiền mới cũng được dịp phát sinh với hoa hồng từ 3-5%.
Việc mừng tuổi mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp là vậy, nhưng xung quanh đó cũng đã có không ít những câu chuyện dở khóc dở cười...Không ít những đứa trẻ mang những câu chuyện tiền bạc ra nói một cách ngây thơ trong năm mới làm ảnh hưởng không ít đến không khí vui vẻ của ngày Tết và những mối quan hệ của người lớn. Những câu chuyện như trẻ con phân bì tiền lì xì, đòi hỏi xin xỏ lì xì cho bằng được không hiếm khi ngày nay chúng biết đến giá trị đồng tiền từ rất sớm. Nhiệm vụ của cha mẹ là hết sức quan trọng trong việc giáo dục con cái trong việc sử dụng tiền nói chung và ý nghĩa của tiền mừng tuổi nói riêng để chúng có thái đội đúng đắn và hiểu hết ý nghĩa những phong bao nhận được trong ngày Tết.
Ngoài ra, Việc cha mẹ quản lý số tiền mừng tuổi cho trẻ là cần thiết nhưng cần tôn trọng trẻ bằng cách hỏi ý kiến và có những thỏa thuận chi tiêu vào việc gì và khi nào. Cha mẹ có thể giúp trẻ tiêu tiền vào những việc phục vụ cho học tập hoặc những mục đích chính đáng khác. Qua việc giáo dục trẻ cách tiêu tiền, cha mẹ có thể dạy dỗ con cái biết quý trọng đồng tiền được làm ra từ sức lao động, biết trân trọng những giá trị tinh thần từ phong tục mừng tuổi đầu năm.