26/06/2018
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống từ ngàn đời nay của người Việt, là dịp mọi điều tốt đẹp và những giá trị truyền thống được thể hiện một cách rõ rệt nhất. Nhưng, bất cứ điều gì đều phải tuân theo quy luật biến động của thời gian, và phong tục đón Tết Nguyên Đán cũng không phải ngoại lệ khi đã có rất nhiều thay đổi so với những gì được xem là truyền thống trước đây. Cùng quatet.info.vn khám phá những khác biệt trong phong cách đón Tết Nguyên Đán xưa và nay nhé!
1.Rước ông Táo về trời: Đây có lẽ là hoạt động đầu tiên đánh dấu khởi đầu của kỳ ăn Tết vào ngày 23 tháng Chạp, khi các gia đình chuẩn bị mâm cỗ và cá Chép để ông Táo về trời, bẩm báo lại những chuyện trong gia đình trong suốt một năm vừa qua. Ông Táo được dân gian gọi là “ông vua bếp”. Vua bếp là vị thần cai quản việc nấu ăn trong mỗi gia đình gắn với câu ngạn ngữ “có thực mới vực được đạo”. Một cỗ bếp có ba ông vua bếp được nắn bằng đất thó (đất sét) có hình chóp cụt uốn cong cúi đầu vào nhau tạo thành thế “kiềng ba chân”.Đây cũng là mặt đời sống thiêng liêng của cư dân sông nước.
Ngày nay, phong tục này vẫn còn hiện hữu trong mỗi gia đình ngày 23 tháng Chạp, như là hành động tổng kết lại năm cũ mong được giãi bày với các đầng bề trên, mong cho một năm mới được phù hộ bảo bọc. Việc thả cá cũng được khuyến khích mang lại đa dạng sinh học cho các ao hồ, tuy nhiên hành động này luôn được nhắc nhở tránh việc thả cá cùng với bao nylon xuống ao hồ gây ô nhiễm.
2. Xin chữ
Đây là truyền thống thể hiện tinh thần hiếu học của người Việt trong dịp Tết, với ý nghĩa treo chữ đẹp trong nhà mong con cháu được học hành giỏi giang tấn tới. Chữ được chọn để thờ thường là chữ Tâm, Phúc, Đức, Phú, Quý hoặc các câu ca dao, tục ngữ, câu đối… Ngày nay ít người còn giữ phong tục này, tuy nhiên hình ản ông đồ già tại các hội chợ, liên hoan vẫn là một hình ảnh đặc trưng của ngày Tết. Ngoài ra, rất nhiều bạn trẻ cũng tham gia các khóa học thư pháp để một phần giữ gìn ý nghĩa tốt đẹp của tục lệ này.
3. Sửa soạn nhà cửa
Nhà của được trang trí lại, tất cả bụi bẩn được lau dọn kỹ lưỡng, đồ đạc cũng được sắp xếp làm sạch tỉ mỉ với mong muốn năm mới nhiều may mắn, không bị vướng bận bởi những thứ cũ. Nhiều gia đình mỗi năm đều sơn mới lại nhà hoặc cổng vào, cỏ dại và rác rưởi quanh nhà cũng được dọn sạch đón tết. Đây là một dịp để kiểm tra lại nhà cửa và tiễn những cái cũ đi, là một dịp để cả gia đình cùng nhau lao động trò chuyện về một năm đã qua.
4.Hoa cảnh ngày Tết
Hoa lá đâm chồi nảy lộc là thuận theo lẽ tự nhiên vào ngày Xuân, chính vì vậy hoa cỏ không thể thiếu trong dịp Tết. Trang trí hoa tươi trong nhà được tin mang lại sinh khí và may mắn cho ngôi nhà, chính vì vậy từ xưa đến nay ai cũng mong có một chậu hoa tươi trong nhà ngày Tết. Hoa Mai và Đào là những loại hông thề thiếu ngoài cúc, mào gà, huệ hay quất. Trước đây một số loài hoa quý như thủy tiên, hoa quỳnh, thường được giới thượng lưu ngày xưa xếp vào loại hoa đón Tết cao cấp, xem hoa nở để đoán vận may, thì đến nay hầu như không còn mấy ai biết đến tục này trong ngày Tết. Tuy nhiên, ngày nay do nông nghiệp với nhiều kỹ thuật mới mà các chủng loại hoa ngày Tết đã trở nên đa dạng hơn rất nhiều, phục vụ nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của người dân, kể đến các loại hoa ôn đới như tulip, cẩm chướng, lily, giọt sương,..
5. Gói bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, loại bánh nổi tiếng của dân tộc Việt trong dịp Tết đến nay vẫn là vật phẩm không thể thiếu trong ngày Tết. Từ xưa đến nay công đoạn gói bánh và nấu bánh vẫn mang đến không khí háo hức không thể trộn lẫn, khi mà mỗi thành viên trong gia đình đếu tham gia một công đoạn, người rửa lá, đãi đậu, đãi nếp, cắt lá, chẻ lạt, làm khuôn,… Những ông bố thường sẽ tham gia gói cùng với hàng xóm bạn bè đến gói giúp, tạo nên không khí láng giềng thân thuộc. Trẻ em cũng xin gói những chiếc bánh của riêng mình đê rồi khi nồi bánh sôi ùng ục trong đêm lạnh lại tranh nhau kiềm và vớt bánh của mình để xem ai gói đẹp hơn. Khi bánh chín là lúc gia đình này đem biếu gia đình kia một vài cặp làm quà, dù nhà ai cũng nấu bánh nhưng việc trao đổi mang giá trị tinh thần nhiều hơn là vật chất. Đáng tiếc ngày nay ở các thành phố lớn, người ta không còn gói bánh chưng thường xuyên nữa mà thường chỉ đặt một vài chiếc từ các cửa hàng, nên không khí Tết, đặc biệt là ở các em nhỏ, cũng có phần giàm bớt.
6. Tục dựng cây nêu
Cây nêu là một cây tre dài chừng 2,5 đến 3m dựng trước sân nhà vào tối đêm giao thừa. Trên ngọn nêu có buộc một cái bùa bát quái vẽ trên giấy đỏ, một chiếc giỏ con đựng trầu cau và những ống sáo, những miếng kim khí lớn nhỏ… Khi có gió va chạm vào nhau chúng phát ra những tiếng leng keng nghe rất vui tai. Ở đây chỉ riêng cái việc dựng nêu trong sân để đón ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình đã nói lên được tính dân tộc, thể hiện tình cảm “uống nước nhớ nguồn”. Giỏ trầu cau treo ở cây nêu nói lên ý nghĩa lân bang, tình nghĩa xóm làng (miếng trầu là đầu câu chuyện, miếng trầu mời khách đến thăm nhà) và lòng yêu âm nhạc thể hiện ở những nhạc cụ mua vui đầu xuân treo trên ngọn nêu.
Do tục lệ này yêu cầu không gian rộng nên ngày nay không còn được áp dụng rộng rãi.
7. Đón giao thừa
Giao thừa là thời gian thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi không khí dường như lắng đọng lại để mang đến cho con người một khắc như được kết nối với tổ tiên, những người đã khuất, cùng với trời đất vạn vật, và cả những người đang sống. Thời điềm giao thừa như là kết tinh của những tinh thần đẹp đẽ và cao quý nhất, là lúc để chia sẻ cùng những người thân yêu. Giao thừa xưa là lúc gia đình cùng quây quần, ôn lại năm cũ, cùng nhau cúng giao thừa và ăn bữa cơm cuối năm, sau đó cùng nhau chờ đón tiếng pháo chào năm mới. Ngày nay, các bạn trẻ thường thích thú với việc di chơi ngoài đường và xem bắn pháo hoa hoặc tham gia các lể hội cuối năm hơn là ở nhà. Tuy nhiên, dành thời gian cho gia đình và người thân vào thời khắc chuyển giao vẫn là điều nhiều người coi trọng
8. Xông đất
Xông đất là người đầu tiên đến nhà gia chủ sau thời khắc giao thừa. Người được chọn xông đất thường có tuồi hợp với gia chủ hoặc là những tuổi đẹp như Quý Hợi. Việc xông đất dược cho là sẽ mang lại nhiều may mắn phú quý cho gia chủ nếu người xông đất hợp mạng, do đó nhiều người khá kỹ càng trong công đoạn này. Gia chủ thường sẽ tiếp đón người xông đất nồng hậu và thường mừng tuổi bằng phong bì đỏ để lấy hên và cảm ơn người xông đất. Tục lệ này vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay với hy vọng một năm mới phát đạt.
Ngày nay vì phát triển của nền kinh tế mà đời sống của người dân cũng được nâng cao, vật chất cũng đầy đủ hơn. Các món ngon vật lạ cũng vì thế mà đa dạng hơn và có thể tìm thấy quanh năm. Như dưa hấu đỏ trước đây có lẽ chỉ Tết mới có và giá cũng đắt đỏ so với các mặt hàng khác thì nay có thể tìm thấy quanh năm bốn mùa. Chính vì vậy mà nhiều khi cái háo hức chờ đến Tết cũng giảm bớt đi. Ngoài ra, quan niệm nghỉ Tết là thời gian rảnh rỗi nên nhiều người không đón Tết kiểu truyền thống mà đi du lịch nước ngoài hoặc hội họp và thậm chí là vẫn làm việc.
Quà Tết cũng có nhiều biến đổi thay vì cái bánh chưng, chân giò muối hay món ăn gia đình tự làm thì ngày nay người ta chuộng hơn những túi quà Tết, giỏ quà Tết đẹp và tiện dụng. Những vật phẩm tặng cũng mang nhiều hơi hướng hiện đại và tiện dụnghơn như bánh kẹo, rượu hay trà. Tuy nhiên, tấm lòng người tặng là cái cốt yếu dường như vẫn còn giá trị và có sức lay động tương quan người người hết sức đặc biệt trong ngày Tết/
Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều thay đổi, nhiều phong tục dần bị mai một làm nhiều người không khỏi chạnh lòng “bao giờ cho đến Tết xưa”. Giữ gìn những nét đáng quý, bỏ bớt những tập tục không còn phù hợp nhưng cái cốt yếu vẫn là hồn dân tộc cần được giữ gìn là nhiệm vụ của thế hệ người Việt ngày nay và tương lai.
Email : quatet.info.vn@gmail.com
Website: quatet.info.vn
Facebook: facebook.com/quatet.info.vn
Địa chỉ:20 Hồ Hảo Hớn, Cô Giang, Quận 1Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.